Trang chủ » Nước nhiễm kim loại nặng

Nước nhiễm kim loại nặng

Kim loại nặng là gì?

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng.

Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta.

Nguyên nhân nước bị nhiễm kim loại

  • Do nước thải từ các hoạt động sản xuất của con người, chưa được xử lý, hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã thải thẳng ra ngoài môi trường. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm sẽ khiến các chất ô nhiễm thấm dần vào mạch nước ngầm, khiến nguồn nước bị nhiễm kim loại
  • Do các yếu tố tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng, chứa các kim loại trong lòng đất.

Hoạt động xả thải công nghiệp là nguyên nhân chính khiến nước bị nhiễm kim loại nặng

Các loại kim loại nặng trong nước

1. Crom (Cr)

Crôm có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ.Hai hình thức phổ biến của crom trong nước là Cr (III) và hexavalent chromium Cr (VI). Cr (III) không độc, tuy nhiên Cr(VI) được xếp vào chất độc nhóm 1

Theo quy chuẩn về nước uống va sinh hoạt của Bộ y Tế, hàm lượng Crom trong nước không được vượt quá 0.05 mg/l

2. Chì (Pb)

Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8 mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/l.

3. Cadimi (Cd)

Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa hàm lượng cadimi nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra Cadimi còn thấy trong nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ bãi rác. Cadimi có thể xuất hiện trong đường ống thép tráng kẽm nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn.

Tiêu chuẩn nước uống quy định Cadimi nhỏ hơn 0,003 mg/l.

4. Asen (As)

Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu.

Tiêu chuẩn nước sạch quy định asen nhỏ hơn 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định asen nhỏ hơn 0,01 mg/l.

5. Thủy ngân (Hg)

Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l.

6. Sắt (Fe) và Mangan ( Mn)

Sắt có rất nhiều trong các mạch nước ngầm ở Việt Nam, chúng thường tồn tại dưới dạng Fe2+, khiến nước có mùi tành. Khi được bơm lên khỏi mạch đất, Fe 2+ gặp oxy và chuyển hóa thành Fe 3+, khiến nước có màu nâu đỏ.

Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn.

Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt và mangan nhỏ hơn 0,5 mg/l.

Tác hại của việc ô nhiễm kim loại nặng trong nước
1. Crom (Cr)

  • Tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan, thận, cơ quan hô hấp.
  • Nhiễm độc Crôm cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt.

2. Chì (Pb)

  • Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu.
  • Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc

3. Cadimi (Cd)

  • Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mửa.
  • Có thể gây rối loạn chuyển hóa canxi, các bệnh lý về xương

4. Asen (As)

  • Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi
  • Nhiễm độc gan, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

5. Thủy ngân (Hg)

  • Thủy ngân gây độc cho hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
  • Dạng muối vô cơ của thủy ngân gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và thận

6. Sắt (Fe) và Mangan (Mn)

  • Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng.
  • Ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng hàm lượng sắt trong nước.
  • Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa.

Giải pháp nào giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước?

Sử dụng than hoạt tính

Than hoạt tính là một loại vật liệu lọc nước rất phổ biến. Nguồn nước đầu vào khi đi qua lớp than này sẽ được loại bỏ vi khuẩn, một phần kim loại nặng… Tuy nhiên với nguồn nước bị ô nhiễm nặng, chỉ sử dụng than hoạt tính sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Do đó cần kết hợp thêm với nhiều vật liệu khác mới đảm bảo tạo được nguồn nước sạch đạt chuẩn.

Xây bể lọc nước thô

Phương pháp xây bể lọc nước thô sử dụng các vật liệu lọc tự nhiên như cát vàng, cát đen, thạch anh, than hoạt tính, cát mangan… Các vật liệu này được xếp thành nhiều lớp trong các bể xây bằng bê tông, bể nhựa hay thùng nhựa. Dòng nước khi đi qua các lớp vật liệu này sẽ được loại bỏ đi một phần vi sinh vật, hoặc kim loại nặng có hại…

Phương pháp xây bể lọc nước chỉ có hiệu quả với nguồn nước có mức độ ô nhiễm nhẹ. Hơn nữa, phương pháp này sẽ không phù hợp với các gia đình sống ở thành thị.

Sử dụng hệ thống lọc nước tổng cho gia đình

Hệ thống lọc tổng là hệ thống xử lý nước nhiễm kim loại nặng tối ưu nhất hiện nay. Hệ thống này có độ bền sử dụng cao, khả năng lọc sạch tốt. Bên trong là hệ thống hình trụ gồm các lớp hạt lọc được lắp ráp đơn giản. Giá thành của chúng cũng rất hợp lý, có thể xử lý được lượng nước lớn trong một ngày. Giúp người dùng tối ưu chi phí và thời gian hơn, nhất là những người ở xa.

Với hệ thống lọc tổng, mọi người có thể xử lý nguồn nước bị ô nhiễm nạng gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong đó hiệu quả xử lý sắt là 95-98%, xử lý Asen là 95-99%, xử lý Mangan là 92 – 95%… Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, ăn uống đạt tiêu chuẩn tốt nhất.

Hiện tại đã có rất nhiều bộ lọc dành cho các gia đình đang được sử dụng rộng rãi để cho nguồn nước được an toàn hơn.Hãy tham khảo thêm lọc tổng đầu nguồn tại https://locdaunguon.vn/ để có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nguồn nước của gia đình bạn.

Bài viết liên quan

Nước sinh hoạt nhiễm mùi – chất hữu cơ

Th12

2021

22

Nước sinh hoạt nhiễm mùi – chất hữu cơ

22/12/2021

Tại sao nước sinh hoạt có mùi hôi? Đó là một trong những phàn nàn phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được từ khách hàng. Đó là một vấn đề xó thể xảy ra mà không có cảnh báo. Nước có mùi có thể tác động tiêu cực đến thói quen sinh hoạt hàng […]

Đọc thêm
Bạn hiểu thế nào về lọc nước đầu nguồn?

Th12

2021

20

Bạn hiểu thế nào về lọc nước đầu nguồn?

20/12/2021

Lọc tổng đầu nguồn là gì? Hệ thống lọc nước đầu nguồn còn được gọi là hệ thống lọc nước sinh hoạt, máy lọc nước tổng là một hệ thống được lắp ở đầu nguồn nước, tại nơi đường nước chính đi vào nhà của bạn. Nó giúp lọc thô, loại bỏ được các thành […]

Đọc thêm
Nước ”trong” liệu đã sạch?

Th12

2021

19

Nước ”trong” liệu đã sạch?

19/12/2021

Khi sử dụng nước hàng này, bạn đã bao giờ đắn đo rằng: nguồn nước này có thực sự đảm bảo cho sức khỏe? Bởi ngay cả khi trong vắt, không màu, không mùi cũng chưa thể khẳng định đó là nước sạch. Nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước đóng bình sẵn hay […]

Đọc thêm
Nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn

Th12

2021

18

Nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn

18/12/2021

Nước bẩn là gì? Nước bẩn là gì tưởng chừng như là một khái niệm đơn giản. Nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều người hiểu sai về khái niệm này. Chúng ta thường nhầm tưởng, nước sạch là nguồn nước trong, không có mùi vị lạ. Còn nước bẩn là nguồn nước bị đục, […]

Đọc thêm
Contact Me on Zalo
0989.606.330