Trang chủ » Nước sinh hoạt nhiễm mùi – chất hữu cơ

Nước sinh hoạt nhiễm mùi – chất hữu cơ

Tại sao nước sinh hoạt có mùi hôi? Đó là một trong những phàn nàn phổ biến nhất mà chúng tôi nhận được từ khách hàng. Đó là một vấn đề xó thể xảy ra mà không có cảnh báo. Nước có mùi có thể tác động tiêu cực đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Chất hữu cơ là gì? Nguyên nhân chất hữu cơ có trong nước và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe.

Bài viết này chúng tôi nêu ra một số mùi hay gặp, chất hữu cơ là gì? nguyên nhân do đâu và giải pháp cho vấn đề này.

Một số mùi trong nước sinh hoạt và những tác hại 

Mùi trứng thối: Nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn kỵ khí tồn tại ở nước. Tình trạng này xảy ra khi nước khai thác từ các mạch ngầm. Chúng dễ nhiễm hợp chất hữu cơ có trong lòng đất, dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ sinh ra khí H2S hay còn gọi là hidro sunfua. Mặt khác, H2S có thể kết hợp với các kim loại có trong nước tạo thành kết tủa màu đen, làm đen nước.

Mùi mốc: Do các chất rắn bị phân hủy hoàn toàn trong nước chưa được loại bỏ. Hoặc nếu sử dụng nước có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ như rong rêu, bạn cũng có thể ngửi được mùi này.

Mùi thuốc tẩy hay còn gọi clo: Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp ở các đô thị. Clo được cho vào nước để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nhưng nếu các nhà máy lạm dụng chất này sẽ để lại một lượng dư rất lớn.

Mùi xăng dầu, nhựa thông: Mặc dù rất hiếm nhưng không phải là không xảy ra. Nguyên nhân có thể do bồn chứa nhiên liệu bị rò rỉ hay bể chứa nhiên liệu được đặt dưới lòng đất gần nguồn nước, chất thải từ các nhà máy hay bãi rác gây ô nhiễm. Bất cứ khi nào ngửi thấy mùi này thì bạn cần ngưng sử dụng nguồn nước này ngay lập tức.

Mùi khai: Với những mẫu nước nhiễm amoni ở nồng độ cao từ 20mg/l có thể ngửi thấy mùi khai. Do đó, khi ngửi thấy mùi này, nước đã bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài cách phát hiện qua mùi, nếu luộc thịt kỹ mà vẫn có màu hồng như không chín thì cũng có thể nước đã bị nhiễm amoni.

Tác hại của nước nhiễm mùi đến sinh hoạt của con người:

  • Nước có mùi gây ô nhiễm môi trường không khí và cảm giác khó chịu khí sử dụng.
  • Nước chứa nhiều clo (mùi clo) gấy nguy hại rất lớn cho sức khỏe cho người sử dụng bởi Clo trong nước có thể gâu ung thư bàng quang và có thể tăng gấp đôi nguy cơ sinh con bị bệnh tim mạch, bại não, hở hàm ếch,…
  • Mới đây Bộ Y tế vừa công bố kết quả kiểm tra chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt  trên địa bàn Hà Nội. Kết quả cho thấy thành phố đang đứng trước nguy cơ dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa bới nước sạch dùng trong sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn clo dư.
  • Nước có mùi trứng thối hay có chứa H2S :làm đường ống (bằng sắt, thép, đồng) bị ăn mòn. Có mùi gây khó chịu. H2S có thể kết hợp với các khoáng khác tạo thành kết tủa màu đen, làm đen nước.
  • Nước sinh mùi (do chứa 1 số chất hóa học): ảnh hưởng đến sinh hoạt như gây ngứa da, nổi mẩn đỏ da khi tắm,…

Chất hữu cơ trong nước và nguồn gây ô nhiễm

1.Chất hữu cơ là gì?

Chất hữu cơ hay hợp chất hữu cơ là các hợp chất hóa học mà phân tử của chúng có chứa cacbon (trừ CO, muối cacbonnat, xianua…). Các chất hữu cơ có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo được sản xuất bở con người.

2.Nguyên nhân nước bị ô nhiễm chất hữu cơ

Các hợp chất hữu cơ độc hại tồn tại trong nước đến từ các nguyên nhân sau:

Ô nhiễm từ tự nhiên

Do các hiện tượng thời tiết như mưa, lũ lụt, gió bão…và các hoạt động sống từ các sinh vật, xác chết sinh vật…Chúng chết đi, phân hủy tạo thành chất hữu cơ, ngấm vào lòng đất, nguồn nước ngầm.

Hoạt động sản xuất của các công ty, doanh nghiệp

Chúng bao gồm các nhà máy ở địa phương, và các khu vực lân cận, thậm chí là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như trạm xăng, tiệm giặt là…Trong quá trình hoạt động tất cả đều xử lý nhiều loại hóa chất nguy hiểm, độc hại cần phải được quản lý một cách cẩn thận. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân xảy ra các sự cố tràn, rò rỉ, xử lý không đúng cách, khiến các hóa chất này ngấm vào đất, nguồn nước…

Rò rỉ bể chứa và đường ống ngầm

Các sản phẩm dầu mỏ, hóa chất và chất thải được lưu trữ trong bể chứa và đường ống ngầm. Nếu chúng không được xây dựng và lắp đắt đúng cách, cũng như các sự cố trong quá trình vận hành, sẽ dẫn đến tình trạng rò rỉ, khiến các chất độc hại ngấm vào nguồn nước.

Bãi chôn lấp và bãi thải

Việc chôn lấp và xả thải bừa bãi, khiến các hóa chất độc hại có thể ngấm vào mạch nước ngầm, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các chất thải gia dụng

Việc thải bỏ nhiều sản phẩm thông thường không đúng cách có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất này bào gồm: dung môi tẩy rửa, dầu máy đã qua sử dụng, sơn, xà phòng và các chất tẩy rửa khác…

3. Nhận biết chất hữu cơ trong nước

Các hóa chất hữu cơ tồn tại trong nước rất khó để phát hiện bằng mắt thường, vì vậy cách tốt nhất là bạn nên xác định xem nguồn nước của gia đình  có ở gần các nguồn gây ô nhiễm đã liệt kê ở bảng trên hay không. Nếu có hãy lấy mẫu nước đến các cơ quan, đơn vị có chuyên môn để xét nghiêm, từ đó kịp thời phát hiện để xử lý, đảm bảo sức khỏe cho gia đình người thân.

4. Tác hại của chất hữu cơ

Nếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người như:

Các chất hữu cơ khi tương tác với Clo sẽ tạo ra chất gây ung thư, khi tương tác với oxy sẽ tạo ra chất độc là Nitrit, chất này khi vào cơ thể người sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy trong máu (methemoglobin), đặc biệt là trẻ em khi nhiễm các chất độc này thường xanh xao và dễ bị đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi

Không những vậy, Nitrit khi kết hợp với các axit amin trong cơ thể còn tạo thành chất nitrosamine gây ung thư, hàm lượng nitrosamin cao khiến cơ thể không kịp đào thải, tích lũy lâu ngày trong gan gây ra hiện tượng nhiễm độc, ung thư gan

Cách xử lý nước có mùi – chất hữu cơ trong nước

Phương pháp truyền thống đơn giản nhất để xử lý nước có mùi lạ là phơi nước ở nơi thoáng khí 1 thời gian để khí độc, mùi lạ khuếch tán bay đi bớt, tuy nhiên phương pháp này không xử lý triệt để vì mất thời gian, hàm lượng các chất gây mùi trong nước vẫn còn mà lại gây ô nhiễm khí.

Phương pháp hữu hiệu và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng các thiết bị lọc nước có chứa các vật liệu có khả năng hấp phụ màu, mùi.

Tham khảo phương pháp sử dụng hệ thống lọc nước sinh hoạt tại: https://locdaunguon.vn/. Hệ thống không chỉ xử lý triệt để mùi hôi của nước sinh hoạt mà còn xử lý các kim loại nặng, hóa chất trong nước.

Bài viết liên quan

Nước nhiễm kim loại nặng

Th12

2021

21

Nước nhiễm kim loại nặng

21/12/2021

Kim loại nặng là gì? Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, […]

Đọc thêm
Bạn hiểu thế nào về lọc nước đầu nguồn?

Th12

2021

20

Bạn hiểu thế nào về lọc nước đầu nguồn?

20/12/2021

Lọc tổng đầu nguồn là gì? Hệ thống lọc nước đầu nguồn còn được gọi là hệ thống lọc nước sinh hoạt, máy lọc nước tổng là một hệ thống được lắp ở đầu nguồn nước, tại nơi đường nước chính đi vào nhà của bạn. Nó giúp lọc thô, loại bỏ được các thành […]

Đọc thêm
Nước ”trong” liệu đã sạch?

Th12

2021

19

Nước ”trong” liệu đã sạch?

19/12/2021

Khi sử dụng nước hàng này, bạn đã bao giờ đắn đo rằng: nguồn nước này có thực sự đảm bảo cho sức khỏe? Bởi ngay cả khi trong vắt, không màu, không mùi cũng chưa thể khẳng định đó là nước sạch. Nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước đóng bình sẵn hay […]

Đọc thêm
Nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn

Th12

2021

18

Nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn

18/12/2021

Nước bẩn là gì? Nước bẩn là gì tưởng chừng như là một khái niệm đơn giản. Nhưng hiện nay vẫn có rất nhiều người hiểu sai về khái niệm này. Chúng ta thường nhầm tưởng, nước sạch là nguồn nước trong, không có mùi vị lạ. Còn nước bẩn là nguồn nước bị đục, […]

Đọc thêm
Contact Me on Zalo
0989.606.330